Bối cảnh và nguyên do Thuế_carbon

CO2 và hiện tượng nóng lên toàn cầu

Thuế carbon là một trong những chính sách giúp các chính phủ làm giảm lượng khí nhà kính thải ra.[16]

Cacbonic là một trong số những khí nhà kính do con người tạo ra và những khí nhà kính thì có tác dụng cầm giữ nhiệt độ của khí quyển Trái Đất.[2] Giới khoa học nhìn chung đã thống nhất là khí nhà kính do con người thải ra là nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu,[17] và cacbonic là loại khí nhà kính nhân tạo chiếm vai trò chủ đạo nhất.[18][19][20] Hiện nay, mỗi năm có 27 tỉ tấn cacbonic được thải ra trên toàn thế giới bởi hoạt động của con người.[21] Ảnh hưởng vật lý của CO2 lên bầu khí quyển có thể được tính toán bởi sự thay đổi về trạng thái cân bằng năng lượng của bầu khí quyển Trái Đất – khái niệm mang tên là cưỡng bức bức xạ của CO2.[22]

Theo Nghị định thư Kyoto, phát thải CO2 được điều tiết cùng với phát thải các khí nhà kính khác. Những khí nhà kính khác nhau có tính chất vật lý khác nhau và thế năng làm nóng địa cầu được xem là chuẩn quốc tế chung[cần dẫn nguồn] để tính toán lượng khí nhà kính phát thải cho tất cả các loại khí nhà kính khác nhau theo đơn vị đương lượng carbon.[23][24][25]

Cơ sở kinh tế học

Bản mẫu:Taxation

Thuế carbon là một loại thuế gián tiếp, nó đánh vào các hoạt động giao dịch chứ không đánh vào thu nhập như thuế trực tiếp. Thuế carbon cũng được xem là một phương tiện định giá vì nó áp đặt một mức "giá" cho lượng cacbonic phát thải A carbon tax is also called a price instrument, since it sets a price for carbon dioxide emissions.[26] Trong lý thuyết kinh tế, ô nhiễm được coi là ảnh hưởng ngoại lai mang tính tiêu cực, ảnh hưởng lên các bên tham gia gián tiếp trong một giao dịch, dẫn đến kết quả là thất bại thị trường. Nhằm buộc các bên tham gia đối diện với vấn đề này, nhà kinh tế học Arthur Pigou đã đề xuất đánh thuế các mặt hàng (trong trường hợp này là nhiên liệu hydrocarbon) vốn là nguồn cơn của các ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực (ví dụ khí cacbonic) nhằm phản ánh chính xác phí tổn của quá trình làm ra sản phẩm đối với xã hội, từ đó có thể quốc tế hóa phí tổn liên quan đến việc sản xuất này. Tên của Arthur Pigou được đặt cho một loại thuế đánh vào ảnh hưởng ngoại lai, và phải ngang bằng với phí tổn biên do tổn thất gây ra.

Theo phương án của Pigou, sự thay đổi kèm theo mang tính chất biên, và quy mô của ngoại lai được giả định là đủ nhỏ để không làm xáo trộn toàn bộ nền kinh tế.[27] Nhưng theo ý kiến của giới khoa học, tác động của biến đổi khí hậu có thể rất khủng khiếp và sự thay đổi không hề mang tính biên.[28][29] Không mang tính biên ở đây được hiểu là có thể làm suy giảm đáng kể thu nhập và phúc lợi của xã hội. Lượng tài lực cần thiết để đầu tư vào công cuộc ngăn chận các tác động của biến đổi khí hậu vẫn còn đang tranh cãi.[28] Chính sách cần áp dụng để làm giảm phát thải carbon cũng phải có tác động không mang tính biên.[30]

Giá của nhiên liệu hydrocarbon được dự kiến là sẽ còn tăng vì càng nhiều quốc gia bước vào quá trình công nghiệp hóa thì sẽ khiến nhu cầu nhiên liệu tăng.[31] Để tạo động lực cho việc tiết kiệm năng lượng, thuế carbon nên giúp cho các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt ở vị thế mang tính cạnh tranh cao hơn và nhờ đó kích thích sự phát triển của chúng.

Phí tổn xã hội của việc phát thải carbon

Việc đánh thuế carbon cũng là để bù đắp cho phí tổn xã hội gây ra do việc phát thải carbon.

Phí tổn xã hội của carbon (social cost of carbon - SCC) là phí tổn biên của việc phát thải một tấn carbon (dưới dạng cacbonic) tại bất kì thời điểm nào.[32] Để tính toán phí tổn xã hội này thì cần phải ước định được thời gian lưu trú trong khí quyển của cacbonic cũng như tác động của biến đổi khí hậu. Tác động của việc tăng thêm một tấn cacbonic trong khí quyển sẽ được chuyển đổi thành các tác động tương đương của việc phát thải một tấn CO2. Trong kinh tế học, việc so sánh tác động theo thời gian yêu cầu phải có một tỉ lệ chiết khấu (discount rate) có vai trò xác định trọng lượng đặt trên tác động xảy ra ở những thời điểm khác nhau.

Theo lý thuyết kinh tế học, nếu việc tính toán phí tổn xã hội do carbon và hệ thống thị trường là hoàn hảo, thuế carbon phải bằng với phí tổn xã hội này và lượng phát thải cho phép cũng vậy. Tuy nhiên, trên thực tế thì cả hai điều kiện trên không xảy ra (Yohe et al.., 2007:823).[33]

Lượng CO2 gây ôn nhiễm được tính bởi khối lượng của ô nhiễm. Đôi khi, lượng này được đo đạc trực tiếp bởi khối lượng của phân tử cacbonic, và trong trường hợp này đơn vị thường dùng là "tấn cacbonic" hay viết tắt là "tCO2". Tuy nhiên, trong những trường hợp khác chỉ có khối lượng của nguyên tử carbon trong khí phát thải được tính đến và lần này, đơn vị sử dụng là "tấn carbon" hay "tC". Ước tính về phí tổn của ô nhiễm do phát thải cacbonic được tính theo đơn vị Mỹ kim trên một tấn carbon ($X/tC) hoặc một tấn cacbonic ($X/tCO2). Một tấn carbon thì gần bằng với khoảng 4 tấn cacbonic, xét theo tổng khối lượng phân tử của cacbonic là 44, trong khi tổng khối lượng nguyên tử carbon trong 1 phân tử cacbonic là 12, tỉ lệ là 44/12 gần bằng 3,6667.

Việc ước tính phí tổn xã hội của phát thải carbon chưa đưa ra được kết quả chính xác một cách chắc chắn.[34] Yohe et al. (2007:813) tổng kết các nghiên cứu về phí tổn xã hội của phát thải carbon và cho ra kết quả: ước tính năm 2005 thì phí tổn xã hội trung bình của phát thải carbon là 43 Mỹ kim/tấn carbon, với độ lệch chuẩn là 83 Mỹ kim/tấn carbon.[35] Biên độ dao động rộng như vậy có nguyên do là những yếu tố bất định trong ngành khoa học về biến đổi khí hậu (ví dụ độ nhạy khí hậu, tức lượng nhiệt độ tăng lên nếu nồng độ cacbonic trong khí quyển tăng gấp đôi), do việc sử dụng tỉ lệ chiết khấu khác nhau của từng nghiên cứu, kết quả định giá khác nhau của các tác động kinh tế và phi kinh tế, thái độ nghiên cứu khác nhau về khái niệm "công bằng kinh tế", và kết quả ước tính khác nhau về tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu. Một số ước tính khác cho ra ít nhất ba thứ bậc kết quả, từ dưới 1 Mỹ kim/tấn carbon đến hơn 1.500 Mỹ kim/tấn carbon. Giá trị thực của phí tổn xã hội do phát thải carbon được dự đoán là sẽ tăng theo thời gian, với tốc độ tăng vào khoảng 2-4%/năm.[35]

Rò rỉ carbon

Rò rỉ carbon là hiệu ứng mà trong đó, việc kiểm soát phát thải carbon chỉ diễn ra tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ, trong khi các khu vực khác thì không phải chịu sự kiểm soát giống như vậy.[36] Hiệu ứng rò rỉ có thể là âm (làm tăng hiệu quả của việc giảm phát thải trên quy mô chung) hoặc dương (làm giảm hiệu quả của việc giảm phát thải trên quy mô chung)[37] Rò rỉ âm là hiệu ứng mong muốn và thường được gọi là "tràn đầy" (spill-over).[38]

Theo Goldemberg et al.. (1996, tr. 28), rò rỉ ngắn hạn cần được xem xét và đối chiếu với rò rỉ dài hạn.[39] Một chính sách, ví dụ thuế carbon chỉ đánh vào các nước phát triển có thể dẫn đến sự rò rỉ carbon xảy ra ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, rò rỉ âm vận có thể xảy ra nếu xét đến việc giảm nhu cầu về than đá, dầu mỏ, khí đốt ở các nước phát triển và làm giảm giá các mặt hàng này trên thế giới, nhờ đó các nước phát triển có thể áp dụng nhiều loại nhiên liệu hydrocarbon, thay thế than đá bằng các loại nhiên liệu khác như dầu mỏ và khí đốt, làm giảm phát thải trong các quốc gia này. Tuy nhiên, xét về dài hạn, nếu việc chuyển giao các công nghệ ít ô nhiễm bị trì hoãn thì việc thay thế bởi hiệu ứng thu nhập sẽ không thu được lợi ích dài hạn nào.

Thuế quan và chính sách cấm

Liên quan đến những thiệt thòi trong vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia áp dụng thuế carbon và các quốc gia không dùng thuế carbon, một số chính sách đã được thực thi để xứ lý vấn đề này[40][41]. Những chính sách tương tự cũng được áp dụng để bắt buộc các quốc gia phải áp đặt thuế carbon. Một số ví dụ trong số đó là nâng mức thuế quan và chính sách cấm xuất nhập khẩu liên quan đến phát thải carbon.

Thuế quan có thể đánh lên lượng phát thải quy cho việc nhập khẩu từ các quốc gia không sử dụng các biện pháp điều tiết phát thải carbon. Một biện pháp khác là cấm hẳn việc giao dịch một số mặt hàng với các quốc gia không đánh thuế carbon. Các biện pháp này được cho là có thể mang lại bất lợi cho các quốc gia bị trừng phạt, với tư cách là một biện pháp liên quan đến giao dịch (Gupta et al.., 2007).[6] Hiện nay, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) chưa có luật lệ quy định thật cụ thể về vấn đề thuế liên quan đến khí hậu. Khía cạnh hành chính của việc thay đổi thuế quan cũng đang được thảo luận.[42]\

Đánh thuế thẳng lên nhiên liệu xăng dầu (xăng, dầu diesel, nhiên liệu cho động cơ phản lực...)

Từ cách đây nhiều năm, nhiều quốc gia OECD đã đánh thuế thẳng lên nhiên liệu chạy động cơ, ví dụ như nước Anh đã đánh thuế lên các xe chạy nhiên liệu hydrocarbon tỉ như xăngdầu diesel. Mức thuế được điều chỉnh để đảm bảo các nhiên liệu chứa hàm lượng carbon khác nhau sẽ chịu một mức thuế khác nhau và được đánh thuế một cách công bằng.[43]

Trong khi thuế đánh trực tiếp sẽ gửi một thông điệp rõ ràng đến người tiêu dùng, loại thuế này cũng gặp phải những khó khăn và thách thức, ví dụ như:[44]

  • Có thể mất một thập kỉ hoặc hơn để các xe cộ hao tốn nhiều nhiên liệu được thay thế bởi các mẫu xe hiệu quả hơn.
  • Có thể các yếu tố chính trị sẽ ngăn cản những người cầm quyền áp dụng các mức thuế mới này.
  • Có một số bằng chứng cho thấy cách người tiêu dùng xài nhiên liệu không hoàn toàn phụ thuộc vào giá nhiên liệu. Đến lượt mình, nó có thể ngăn cản các nhà sản xuất chế tạo ra những mẫu xe mà họ cho là ít có khả năng bán chạy. Cách làm khác tỉ như đặt ra tiêu chuẩn bắt buộc cho động cơ hoặc thay đổi mức thuế thu nhập có thể có tác động to lớn tương tự.
  • Trong nhiều quốc gia, nhiên liệu đã bị đánh thuế để nâng cao ý thức người dân và tạo nguồn thu cho các dịch vụ công ích. Kinh nghiệm cho thấy độ co giãn giá cả của nhiên liệu không lớn và tăng thuế nhiên liệu sẽ ít gây ảnh hưởng đến kinh tế. Tuy nhiên, trong các trường hợp đó, động cơ đằng sau việc đánh thuế không được rõ ràng.

Một số ý kiến cho rằng thuế hợp lý đánh vào nhiên liệu xe cộ sẽ làm cân bằng hiệu ứng bật nảy (rebound effect), từng xảy ra khi việc tiêu thụ nhiên liệu tăng lên dù hiệu suất động cơ liên tục được cải thiện. Trong hiệu ứng bật nảy, thay vì lượng nhiên liệu tiêu thụ giảm đi, người tiêu dùng lại có xu hướng sử dụng máy móc nhiều hơn và mua nhiều loại máy móc mạnh hơn, làm tăng số nhiên liệu được dùng.[45]

Tính toán mức thuế

Mức thuế carbon phải đóng cao hay thấp tùy thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng. Lượng cacbonic sản sinh ra từ nhiên liệu (khối lượng hay thể tích) nhân với phí tổn xã hội sẽ ra mức thuế. Dựa trên kết quả trung bình lấy từ việc tổng hợp các báo cáo ($43/tC hay $12/tCO2) ta có kết quả sau:

Nhiên liệuLượng CO2 phát thải[46]
(tính theo khối lượng)
Thuế
(theo đơn vị nhiên liệu)
Lượng CO2 phát thải[46]
(tính theo khối lượng)
Thuế tính theo kW điện năng[47]
xăng19,6 lb/gal Mỹ (2,35 kg/L)$0.11/USgal ($0.028/L)n/an/a
dầu diesel22,3 lb/gal Mỹ (2,67 kg/L)$0.12/USgal ($0.032/L)n/an/a
nhiên liệu động cơ phản lực22,1 lb/gal Mỹ (2,65 kg/L)$0.12/USgal ($0.032/L)n/an/a
khí thiên nhiên0,1206 lb/cu ft (1,93 kg/m3)$0.00066/foot khối ($0.023/m3)117 lb/MBTU (181 g/kW giờ)$0.0066
than đá non2791 lb/tấn (1.396 kg/kg)n/a215 lb/MBTU (333 g/kW giờ)$0.0121
than nửa bitum3715 lb/tấn (1.858 kg/kg)n/a213 lb/MBTU (330 g/kW giờ)$0.0119
than bitum4931 lb/tấn (2.466 kg/kg)n/a205 lb/MBTU (317 g/kW giờ)$0.0115
than anthraxit5685 lb/tấn (2.843 kg/kg)n/a227 lb/MBTU (351 g/kW giờ)$0.0127

Mức thuế đánh vào mỗi kilôoát giờ điện năng phụ thuộc vào hiệu suất nhiệt của từng nhà máy điện. Thông số ở bảng trên lấy dữ liệu từ ước tính của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ (American Physical Society - APS) là vào khoảng 10.3 BTU/W giờ (33%).[48] APS dự tính rằng các nhà máy điện trong tương lai, nhất là nhà máy điện dùng tuốc bin khí, sẽ có hiệu suất cao hơn, có khi đến hơn 50%. Giả sử hiệu suất là 100% thì mức thuế sẽ là 3.412 BTU/W giờ. Xem định luật Carnot để biết về giới hạn trên của hiệu suất nhà máy điện trên thực tế.

Thuế carbon cân đối

Cooper (1998, 2001)[40] đã đề xuất một dạng "thuế carbon cân đối" (harmonized carbon tax) trong đó tất cả các quốc gia sẽ cùng dùng chung một biểu thuế carbon để tối ưu hóa hiệu quả của việc đánh thuế. Tuy nhiên, đề xuất của Copper được cho là có một số nhược điểm. Ví dụ như, xét về mức độ phúc lợi và trách nhiệm về khí hậu khác nhau theo từng quốc gia, việc bắt các nước giàu và nghèo cùng dùng chung biểu thuế bị cho là không công bằng. Xét về mức độ dao động của thuế má, thì việc áp dụng biểu thuế chung cũng không khả thi về mặt chính trị, Ngoài ra, người ta cũng thắc mắc là các nước giàu sẽ có động lực gì trong việc thực thi đánh thuế, và các chính phủ hoàn toàn có khả năng vô hiệu hóa thuế carbon trên một số lĩnh vực kinh tế nào đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuế_carbon http://www.ec.gc.ca/ges-ghg/default.asp?lang=En&n=... http://www.ipcc.ch/ipccreports/sar/wg_III/ipcc_sar... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/a... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/syr/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg1/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg1/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e...